Tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em

Đăng ngày 19 - 01 - 2021
Lượt xem: 310
100%

 

Trong những năm qua, việc thực hiện quyền trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em nói riêng đã được các cấp, các ngành quan tâm và đạt được nhiều kết quả tích cực. Hệ thống chính sách, pháp luật về trẻ em, cơ chế bảo vệ trẻ em ngày càng được hoàn thiện; nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về công tác trẻ em được nâng lên; các quyền của trẻ em đã được thực hiện tốt hơn; những vấn đề phát sinh về trẻ em được quan tâm giải quyết.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số vấn đề liên quan trẻ em như: bạo lực, xâm hại tình dục, xâm hại trên môi trường mạng, tử vong do tai nạn, thương tích, lạm dụng sức lao động trẻ em ở một số ngành nghề, lĩnh vực, bạo lực trong trường học, trẻ em bỏ học, thiếu thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở cho trẻ em…

Để tăng cường bảo đảm thực hiện quyền, lợi ích của trẻ em và bảo vệ trẻ em, ngày 26/5/2020 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về trẻ em, thường xuyên rà soát, kiến nghị, hoàn thiện chính sách, pháp luật về trẻ em; Đổi mới công tác tuyên truyền, ưu tiên thời điểm, thời lượng phát sóng các chương trình về chính sách, pháp luật và bảo vệ trẻ em với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với các nhóm đối tượng điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương; Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, bạo lực, xâm hại tình dục, trẻ em lang thang kiếm sống trên địa bàn hoặc không hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm quyền trẻ em; Xử lý nghiêm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khi có hành vi vi phạm pháp pháp luật về trẻ em, nhất là các hành vi xâm hại trẻ em, bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài các vụ việc vi phạm quyền trẻ em với phương châm “đúng người, đúng việc, đúng thẩm quyền, đúng trách nhiệm”; Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về trẻ em, nhằm hạn chế, phòng ngừa và xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục, tai nạn, thương tích trẻ em trong trường học. Đồng thời chủ động thực hiện trợ giúp pháp lý đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị xâm hại, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả…nhằm tạo điều kiện cho trẻ em có một môi trường sống, học tập lành mạnh và phát triển tài năng.

Phạm Thị Xuân Hương

 

 

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thông điệp của Chủ tịch nước nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Gia đình Việt Nam(29/06/2021 11:13 SA)

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM: “Văn hoá Gia đình Việt Nam”(28/06/2021 11:12 SA)

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận hướng dẫn tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm...(28/05/2021 11:10 SA)

Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử trong gia đình(02/11/2020 10:55 SA)

Đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025 trên...(17/09/2020 10:51 SA)

46 người đang online
°