Những lời dạy của Bác Hồ về sự tiến bộ của phụ nữ

Đăng ngày 02 - 03 - 2021
Lượt xem: 987
100%

 

Không chỉ có Bác Hồ kính yêu của chúng ta, mà còn có cả những nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học luôn đánh giá cao vai trò to lớn của phụ nữ trong xã hội.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giải phóng, đấu tranh bảo vệ quyền bình đẳng và phát triển tiến bộcủa phụ nữ.

Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Người ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của phụ nữ nên đã tặng thưởng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Di chúc của Người đã biểu dương tinh thần chiến đấu, hy sinh và căn dặn toàn Đảng, toàn dân ta phải quan tâm chăm sóc phụ nữ: Sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và sản xuất. Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng và giúp đỡ để ngày càng nhiều phụ nữ đảm trách nhiều lĩnh vực trong xã hội cùng với sự tự vươn lên của chính họ. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ.

Tư tưởng của Hồ Chí Minh được thể hiện qua một số trích đoạn trong các bài viết, bài nói về vấn đề giải phóng và sự tiến bộ của phụ nữ:

Người Trung Quốc thường so sánh phụ nữ với con gà mái: “Gà mái gáy báo sáng là điềm gở cho cả gia đình”. Ở An Nam, chúng ta nói: Đàn bà phải quanh quẩn trong bếp. Trong xã hội và trong gia đình, người phụ nữ bị hạ thấp tột bậc và không được hưởng chút quyền gì. Hỡi chị em! Vì sao chị em lại phải chịu sự áp bức bất công này? (Mục dành cho phụ nữ: Về sự bất công, 04/4/1926. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, trang 448);

Phụ nữ ta chẳng tầm thường/ Đánh Đông, dẹp Bắc làm gương để đời (Lịch sử nước ta, 1945. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, trang 222);

Phụ nữ tham gia sản xuất, khuyến khích chồng con ra trận, giúp đỡ binh lính may vá và giặt giũ quần áo, ưu đãi các gia đình kháng chiến, quyên góp (tiết kiệm), trừ gian, đi du kích (Mục đọc báo, 1943. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, trang 438);

Về các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, đàn bà đều được bình đẳng với đàn ông (Chương trình Việt Minh. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, trang 585);

Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử (Chống nạn thất học, 10/1945. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 37);

Công nhân đàn bà thì xung phong yêu cầu được đóng góp quỹ tham gia kháng chiến như nam giới. Do đó mà gây nên phong trào phụ nữ các giới cũng đều yêu cầu như vậy (Thư gửi anh chị em lao động toàn quốc, 01/05/1949. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, trang 593);

Ngày 08/3 là Ngày Phụ nữ quốc tế. Để chúc mừng ngày vẻ vang ấy, toàn thể phụ nữ ta cần: Động viên toàn thể phụ nữ hăng hái góp phần vào cuộc đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Động viên toàn thể phụ nữ tham gia các công tác văn hóa xã hội, như bình dân học vụ, phòng đói, cứu đói, phổ biến vệ sinh, bảo vệ nhi đồng, … Đó là cách rất thiết thực để chúc mừng ngày vẻ vang của phụ nữ quốc tế (08/3, 08/3/1955. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, trang 489).

Nguyễn Thị Thùy Hương - Thư viện Tỉnh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tiếp tục lan tỏa, thấm sâu nội dung 2 cuốn sách mới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đại đoàn...(06/03/2024 4:17 CH)

Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023), Giới thiệu “Tủ sách...(19/05/2023 11:13 SA)

Rèn luyện tính cách, đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh(28/07/2022 9:02 SA)

Khát vọng dân tộc và sức mạnh của niềm tin nhân dân(01/12/2021 8:07 CH)

Những tấm gương ham đọc sách và tự học thời đại Hồ Chí Minh(18/11/2021 8:05 CH)

86 người đang online
°