TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN

Đăng ngày 13 - 05 - 2024
Lượt xem: 88
100%

 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định tuyên truyền là công cụ quan trọng để tạo ra lực lượng mới hùng mạnh cho cách mạng. Cùng với đó, Người chỉ rõ: “Công tác tuyên truyền phải cụ thể, thiết thực” để quần chúng hiểu đúng đường lối, chính sách của Đảng, của Chính phủ, từ đó tự giác tham gia công việc cách mạng. Người là nhà tuyên truyền lớn của Đảng ta, là tấm gương mẫu mực về công tác tuyên truyền.

Theo Người, trong công tác tuyên truyền thì việc nắm vững đối tượng được tuyên truyền rất quan trọng vì tùy theo từng đối tượng, trình độ mà chọn phương pháp tuyên truyền phù hợp để mang lại hiệu quả cao. Người nhấn mạnh, muốn nâng cao hiệu quả tuyên truyền thì người tuyên truyền phải là người hiểu biết rộng, đặc biệt là nhận thức sâu việc mình tuyên truyền. Không những có đủ kiến thức lý luận mà phải có vốn sống phong phú; không những giỏi về nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải có trình độ văn hóa cao. Người tuyên truyền giỏi phải là người biết tổ chức quần chúng, người thức tỉnh và tập hợp quần chúng. Đồng thời, người tuyên truyền phải có vốn sống thì tác dụng và hiệu quả tuyên truyền mới cao.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân là hết sức cần thiết. Do vậy, cán bộ tuyên truyền cần vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là phải nhận thức sâu việc mình tuyên truyền, không những có đủ kiến thức lý luận mà phải có vốn sống phong phú; không những giỏi về nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải có trình độ văn hóa cao. Người tuyên truyền giỏi phải là người biết tổ chức quần chúng, người thức tỉnh và tập hợp quần chúng; người cán bộ tuyên truyền cũng cần có lễ độ, phải biết hòa mình với quần chúng, sống như họ đang sống, nói cái họ chưa hiểu; phải luôn nêu cao ý thức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải có tác phong quần chúng. Bác đã chỉ cho đội ngũ cán bộ tuyên truyền cần phải xác định rõ ràng nội dung, đối tượng, mục đích và phương pháp: “Tuyên truyền cái gì? Tuyên truyền cho ai? Tuyên truyền để làm gì? Tuyên truyền cách thế nào?”. Đồng thời Người dạy chúng ta phải biết kết hợp giữa công tác tuyên truyền với công tác dân vận, hay đó chính là phong cách “nói đi đôi với làm”.

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, công tác tuyên truyền đã vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm qua các thời kỳ cách mạng, đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung, hình thức và phương tiện, góp phần đưa đường lối đổi mới của Đảng sớm đi vào cuộc sống và thâm nhập vào quần chúng, khơi dậy các phong trào cách mạng rộng lớn, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và mang lại những thành tựu to lớn, tạo điều kiện cho đất nước và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, công tác tuyên truyền cũng cần phải tập trung khắc phục cho được những hạn chế, yếu kém và bất cập. Việc khéo léo vận dụng các bài học về công tác tuyên truyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào điều kiện thực tế cụ thể, sẽ góp phần tích cực để chúng ta thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền trong tình hình mới, để thật sự là “nhất hô bá ứng, tiền hô hậu ủng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết thống nhất, quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tiếp tục lan tỏa, thấm sâu nội dung 2 cuốn sách mới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đại đoàn...(06/03/2024 4:17 CH)

Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023), Giới thiệu “Tủ sách...(19/05/2023 11:13 SA)

Rèn luyện tính cách, đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh(28/07/2022 9:02 SA)

Khát vọng dân tộc và sức mạnh của niềm tin nhân dân(01/12/2021 8:07 CH)

Những tấm gương ham đọc sách và tự học thời đại Hồ Chí Minh(18/11/2021 8:05 CH)

11 người đang online
°