Giới thiệu sách: “ Hồ Chí Minh với văn hóa thông tin”

Đăng ngày 01 - 09 - 2021
Lượt xem: 338
100%

 

Bác Hồ vị lãnh tụ cách mạng thiên tài, người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người phong phú như một huyền thoại, đầy sức hấp dẫn, được nhân dân ta và bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, kính yêu. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong quá trình phát triển của nhân loại, góp phần vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Có thể tiếp cận cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh ở nhiều góc độ khác nhau. Người ra đi đã để cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta một di sản tinh thần vô cùng quí giá đó là cẩm nang tư tưởng của Người, và ở bất cứ phương diện nào Bác cũng để lại cho chúng ta những bài học lớn, giản dị mà sâu sắc, toàn bộ di sản tư tưởng của Người là một kho báu của dân tộc Việt Nam. Trong đó tư tưởng của Người về văn hóa thông tin chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Đó là một hệ thống các quan điểm lý luận mang tính khoa học và cách mạng về văn hóa và xây dựng nền văn hóa Việt Nam, được kết tinh và chắt lọc những giá trị cả văn hóa phương Đông, phương Tây, của truyền thống và hiện đại, của dân tộc và quốc tế.

Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống ngành Văn hóa – Thông tin (28/8/1945 – 28/8/2021) xin gửi đến bạn đọc ngành Văn hóa – Thông Quyển sách “Hồ Chí Minh với văn hóa thông tin” do Nhà xuất bản Thời phát hành năm 2010.

Nội dung sách dày 491 trang in trên khổ giấy 14x21 cm, giới thiệu 91 đoạn trích, tác phẩm, bài nói, bài phát biểu và thư của Bác về ngành văn hóa thông tin, trong các kỳ Đại hội, Hội nghị, nói chuyện chuyên đề được tuyển chọn từ bộ sách “Hồ Chí Minh toàn tập” như: “Tuyên ngôn độc lập”, “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969”, “Lời phát biểu tại Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp” (trích), “Báo chí”, “Bản án chế độ thực dân Pháp” (trích), “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, “Thư gửi các học sinh”, “Nhân tài và kiến quốc”, “Gửi anh em văn hóa và trí thức Nam Bộ”, “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”, “Thư gửi Hội nghị thông tin tuyên truyền và báo chí toàn quốc”, “Thư gửi Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai”, “Bài nói tại Hội nghị đại biểu những người tích cực trong phong trào văn hóa quần chúng”, “Thư gửi Hội nghị cán bộ văn hóa”,… sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện về tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa thông tin.

Qua các bài viết, bài nói, bài phát biểu cũng như những bức thư Bác viết cho ngành Văn hóa – Thông tin đều phản ánh rất rõ tư tưởng của Bác là chủ trương xây dựng một nền văn hoá là luôn hướng con người tới chân, thiện, mỹ, tới hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc, tới tình hữu ái giữa người với người, thể hiện thiết tha mong muốn cho nền văn hóa mới của nước nhà sẽ lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở. Văn hóa phải làm cho mọi người có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Đối với xã hội, văn hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam, từ già đến trẻ, cả nam và nữ, ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng những hạnh phúc mà mình đáng được hưởng... Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa không thể tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa trước hết là văn hóa của một dân tộc, nó mang tâm hồn, diện mạo dân tộc. Người chỉ rõ những mục tiêu cơ bản mà cách mạng Việt Nam cần phải đạt được trong lĩnh vực văn hoá là: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hoá đế quốc. Đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính dân tộc, khoa học và đại chúng”.

Đọc “Hồ Chí Minh với văn hóa thông tin” như một cách để chúng ta tiếp tục học tập và làm theo Bác, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo Ngị quyết Trung ương 5 khóa VIII và xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng với yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo Nghi quyết số 33, Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khóa XI của Đảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đã và đang là định hướng lớn cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta. Tư tưởng văn hóa của Bác sẽ mãi mãi là ánh sáng soi đường cho công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa của nước ta.

Sách hiện đang lưu thông phục vụ bạn đọc tại các kho phòng phục vụ bạn đọc Thư viện tỉnh Ninh Thuận. Xin trân trọng giới thiệu!

                                                              Phạm Thị Thơm

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tiếp tục lan tỏa, thấm sâu nội dung 2 cuốn sách mới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đại đoàn...(06/03/2024 4:17 CH)

Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023), Giới thiệu “Tủ sách...(19/05/2023 11:13 SA)

Rèn luyện tính cách, đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh(28/07/2022 9:02 SA)

Khát vọng dân tộc và sức mạnh của niềm tin nhân dân(01/12/2021 8:07 CH)

Những tấm gương ham đọc sách và tự học thời đại Hồ Chí Minh(18/11/2021 8:05 CH)

84 người đang online
°