Phát huy sức mạnh của từng gia đình tại địa phương để xây dựng văn hóa con người Ninh Thuận đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững Đất nước.

Đăng ngày 15 - 06 - 2020
Lượt xem: 541
100%

</p>

 

Để gia đình thực sự phát huy được vai trò của mình, xứng đáng là môi trường lành mạnh nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước thì ngoài sự quan tâm của Đảng, các cấp chính quyền địa phương về công tác gia đình thì ngay chính bản thân mỗi gia đình ở địa phương cũng phải biết phát huy sức mạnh vốn có của mình thông qua việc nhận thức và thể hiện có hiệu quả 5 vai trò của gia đình đối với cộng đồng xã hội

Một là, giáo dục ý thức và trách nhiệm thực hiện pháp luật: gia đình vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm trở về của mọi chính sách pháp luật. Việc các thành viên trong gia đình nắm được đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước sẽ là một trong những điều kiện giúp cho việc thực hiện chính sách pháp luật tốt hơn, đảm bảo sự ổn định chính trị xã hội, giữ vững anh ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương. Gia đình quản lý thành viên bằng nhiều phương thức, trong đó việc giáo dục các thành viên chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Sự chấp hành pháp luật một cách nghiêm minh của mỗi gia đình là một trong những yếu tố quan trọng để đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của nhà nước được đi vào cuộc sống.

Hai là, giáo dục những giá trị đạo đức và truyền thống của từng gia đình: hơn ba mươi năm thực hiện đổi mới toàn diện đất nước, Ninh Thuận cũng đã thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường cũng đặt cho công tác gia đình và mỗi gia đình đứng trước những thách thức mới. Văn hóa gia đình bị xuống cấp, các thành viên trong gia đình ngày càng nhiều người mắc phải các tệ nạn xã hội, mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc, giám sát lẫn nhau trong từng gia đình. Chính vì vậy mà gia đình với tư cách là một tế bào của xã hội cần phải thực hiện tốt chức năng giáo dục các thành viên trong gia đình mình, xây dựng thiết chế, những giá trị đạo đức và truyền thống của từng gia đình. Chỉ khi trong gia đình bố mẹ yêu thương con, con kính trọng và thương yêu bố mẹ, biết giúp đỡ mọi người; chỉ khi trong gia đình mọi người sống vì nhau, đoàn kết thương yêu lẫn nhau, thì lúc đó mối quan hệ giữa các thành viên mới bền chặt, những mầm mống của tệ nạn xã hội mới không nảy sinh và phát triển được. Khi gia đình thực hiện được vai trò bảo vệ các thành viên trong gia đình của mình trước các tệ nạn xã hội thì việc bảo đảm an ninh, giữ gìn trật tự xã hội ở địa phương sẽ được tăng cường. Thực tế cho thấy, khi gia đình buông lỏng quản lý, không chú ý giáo dục tốt các thành viên trong gia đình sẽ dẫn đến những hậu quả là con em mình rất dễ vi phạm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Đối với các đối tượng đã vi phạm pháp luật, với tình cảm huyết thống và hôn nhân, gia đình vừa là bệ đỡ, vừa là nơi để người lầm lỗi hối cải, sửa chữa, tái hòa nhập cộng đồng, sống một cuộc sống bình thường. Đặc biệt công tác giáo dục gia đình phải biết phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức chính trị xã hội để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm các tệ nạn xã hội giữ gìn tốt an ninh trật tự khu dân cư.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập ở địa phương phải đạt được mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra là “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” thì cái cốt lõi nhất lại ở chỗ tư tưởng, đạo đức, lối sống - những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc, dòng họ, gia đình Việt Nam. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập ở địa phương phải gắn liền với việc phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà gia đình có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn các thành viên thực hiện tốt hương ước, quy ước làng, xã, tích cực tham gia các phong trào xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư ( gia đình văn hóa, làng, thôn, khu phố văn hóa), giáo dục các thế hệ trong gia đình thông qua lời ăn, tiếng nói, đi đứng, ăn mặc, đối nhân xử thế và những hoạt động khác của gia đình.

Ba là giáo dục ý thức đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội: gia đình có vai trò rất lớn trong việc tham gia đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội thông qua việc giáo dục ý thức nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp. Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, thúc đẩy, tác động lẫn nhau. Thực tế chứng minh: nếu các gia đình thực hiện tốt các biện pháp giáo dục các thành viên chấp hành nghiêm ý thức chấp hành pháp luật thì sẽ không xảy ra tình trạng các thành viên trong gia đình vi phạm các tệ nạn xã hội và ngược lai, nếu các gia đình không có biện pháp giáo dục tốt, thậm chí buông lỏng quản lý thì các thành viên trong gia đình (nhất là các cháu ở lứa tuổi thanh, thiếu niên) rất dễ lầm đường, lạc lối, vi phạm các tệ nạn xã hội như cờ, bạc, ma túy, mại dâm,....  Ví dụ: buông lỏng quản lý con em trong hoạt động tham gia các dịch vụ về văn hóa ( karaoke, vũ trường, phim ảnh…) sẽ dẫn đến hậu quả là sa đà vào tệ nạn xã hội… vì vậy, để giữ vững ổn định xã hội phải tăng cường sự quản lý của gia đình trong tất cả các hành vi, hoạt động của mỗi thành viên. Có như vậy mới đảm bảo sự ổn định chính trị, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, gia đình mới phát triển bền vững.

Bốn là, hành vi bạo lực gia đình đang diễn ra rất phức tạp và ở nhiều cấp độ khác nhau. Những gia đình tan vỡ, ly hôn do ảnh hưởng của bạo lực gia đình có chiều hướng gia tăng dẫn đến tình trạng nhiều phụ nữ, trẻ em bỏ nhà đi lang thang, người già cô đơn, phiền muội, ảnh hưởng đến sức khỏe, việc làm của các thành viên trong gia đình và các chi phí về khám chữa bệnh, chăm sóc phục hồi sức khỏe và nhiều chi phí gián tiếp khác. Đây là những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cần được phòng tránh. Muốn phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả phải bắt đầu từ mỗi gia đình, trong gia đình phải xây dựng được các nguyên tắc ứng xử phù hợp nhằm đảm bảo quyền của mỗi cá nhân, sự bình đẳng của mỗi thành viên trong gia đình, các thành viên biết tôn trọng, quan tâm, chia sẻ lẫn nhau, biết tạo điều kiện cho nhau cùng học tập nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách pháp luật liên quan đến đời sống gia đình để đảm bảo thực hiện đúng các quyền và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, chống lại các tư tưởng, hủ tục lạc hậu. Giáo dục gia đình gắn liền với những nội dung về giá trị đạo đức, tình cảm và truyền thống của gia đình với những nội dung pháp luật về phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội sẽ là biện pháp tích cực, bền vững trong việc phòng, chống bạo lực gia đình.

Năm là, trong tiến trình hội nhập, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng rất lớn đến thiết chế gia đình và vấn đề giáo dục gia đình. Vì vậy, nhằm từng bước kiến tạo sự ổn định xã hội và phát triển bền vững, vấn đề giáo dục gia đình phải được các gia đình coi trọng. Giáo dục gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người, đặc biệt là trẻ em. Những trẻ em không được giáo dục toàn diện trong gia đình sẽ dễ dàng bị lôi kéo vào con đường phạm tội và tệ nạn xã hội. Cùng với giáo dục tri thức, gia đình luôn coi trọng giáo dục đạo đức, bởi lẽ đạo đức giữ vai trò đặc biệt trong đời sống của mỗi con người : “ có tài mà không có đức thì trở thành người vô dụng”. Thiếu đạo đức, con người dễ mất phương hướng trong hành động, dễ dàng vi phạm các chuẩn mực xã hội. Ngoài ra gia đình cũng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng lao động và định hướng nghề nghiệp cho con em mình.

Tóm lại: Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của địa phương hiện nay, cùng với việc phát huy vai trò của toàn xã hội thì ngay chính trong bản thân mỗi gia đình cũng cần biết phát huy sức mạnh vốn có của mình thông qua việc nhận thức và thể hiện có hiệu quả những vai trò được xem là cốt lõi nhất của gia đình đối với sự phát triển bền vững của gia đình, công đồng và xã hội, để gia đình thực sự là “ tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” . Phát huy tốt sức mạnh của mỗi gia đình tại địa phương sẽ là môi trường tốt để xây dựng văn hóa con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đề ra.

Phạm Thị Thơm

Thư viện tỉnh Ninh Thuận

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thông điệp của Chủ tịch nước nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Gia đình Việt Nam(29/06/2021 11:13 SA)

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM: “Văn hoá Gia đình Việt Nam”(28/06/2021 11:12 SA)

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận hướng dẫn tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm...(28/05/2021 11:10 SA)

Tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em(19/01/2021 11:00 SA)

Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử trong gia đình(02/11/2020 10:55 SA)

83 người đang online
°