Nâng cao công tác chăm sóc và phòng, chống bạo lực trẻ em trong giai đoạn hiện nay

Đăng ngày 19 - 04 - 2024
Lượt xem: 48
100%

 

Trong những năm gần đây, trường hợp bạo hành trẻ em, xảy ra liên tục và ngày càng nhiều tại những địa điểm như: trường học, nhà hàng và thậm chí cả trong gia đình. Bạo hành không chỉ dừng lại ở việc đánh đập tàn nhẫn, mà còn bao gồm cả việc xúc phạm danh dự, mắng nhiếc và đe dọa tinh thần của trẻ em. Những hành vi này không để lại vết thương bên ngoài cho trẻ, nhưng lại gây ra tổn thương tinh thần rất lớn có thể gieo và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ đến suốt cuộc đời. Điều này đang diễn ra hàng ngày và ngày càng nhiều trong cuộc sống hiện nay.

Bạo hành trẻ em có thể gây ra nhiều hệ quả tiêu cực, bao gồm suy kiệt thể chất,  tình trạng tâm lý bất ổn, gây ra trầm cảm, rối loạn hành vi, để lại những vết thương tinh thần nghiêm trọng và thậm chí là tạo ra những tư tưởng tiêu cực trong tâm hồn của trẻ. Khi trẻ thường xuyên sống trong môi trường bạo hành thì sẽ dễ dàng hình thành tư tưởng sai trái và có nguy cơ trở thành kẻ bạo lực hoặc tội phạm nguy hiểm cho xã hội. Trong các môi trường thường xuyên xảy ra nạn bạo hành trẻ em như trường học và gia đình thì gia đình được xem là môi trường an toàn với trẻ em, nhưng đa phần các vụ việc bạo hành, xâm hại trẻ em đều đến từ người thân trong gia đình. Tình trạng này đang có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các cơ quan chức năng đang thực hiện nhiệm vụ này. Tỷ lệ trẻ em bị bạo hành, xâm hại, nhất là xâm hại tình dục ngày càng gia tăng và để lại hậu quả nặng nề, gây bức xúc dư luận xã hội trong thời gian qua.

Trong bối cảnh hiện nay Việt Nam đang bước vào thời đại chuyển đổi số trên diện rộng nên trẻ em đã trở thành công dân số từ rất sớm, đặc biệt là thế hệ học sinh, sống trên môi trường mạng để học tập, kết bạn, giao tiếp... Việc dành nhiều thời gian hơn trên các nền tảng ảo có thể khiến trẻ em gặp nhiều rủi ro thách thức với những tệ nạn trên mạng xã hội, dễ bị sa ngã, dụ dỗ và lừa gạt, tiếp xúc với những nội dung độc hại, bạo lực.... Mặt trái của của môi trường mạng internet, mạng xã hội cũng góp phần cho sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức trong một bộ phận người dân, tình trạng này dẫn đến lượng trẻ em có hoàn cảnh cha mẹ ly hôn, mắc vào các tệ nạn xã hội hoặc có hoàn cảnh khó khăn sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho trẻ. Do vậy, dù là nguyên nhân gì dẫn đến bạo hành trẻ em vẫn là một hành động vô nhân đạo, suy đồi đạo đức và vi phạm pháp luật.

Nên giải pháp để nâng cao công tác phòng chống bạo lực trẻ em hiện nay là cần nâng cao nhận thức trong toàn xã hội, sự kết hợp mạnh mẽ giữa các ban ngành, đoàn thể nhằm phát huy trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng. Tăng cường việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, chuẩn bị cho trẻ sống có trách nhiệm, thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội. Quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội, nghiêm cấm các trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực trên không gian mạng. Tiếp tục thúc đẩy phong trào Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền; xây dựng gia đình văn hóa. Loại bỏ các hành vi bạo hành ra khỏi đời sống gia đình.

Bên cạnh đó việc xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường-Xã hội. Xác định rõ vai trò, vị trí của người giáo viên, quyền hạn và trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức trẻ, đảm bảo song song việc dạy chữ và dạy làm người. Nhà trường và cô giáo phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe giáo dục trẻ. Bố mẹ cần phải là tấm gương mẫu mực cho con cái, yêu thương và chăm sóc trẻ. Xã hội không thể lơ là, thờ ơ trước vấn đề bạo hành trẻ em mà cần có biện pháp xử lý nghiêm, cơ chế phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại, bạo lực, bỏ rơi, mua bán...

Trẻ em là tương lai của đất nước, là hạnh phúc của mỗi gia đình. Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho phát triển bền vững, cho nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em, tạo mọi điều kiện để thực hiện quyền trẻ em. Chính vì vậy, việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và phòng chống bạo lực trẻ em là trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội./.

Tin liên quan

Tin mới nhất

70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954-2024(30/04/2024 10:27 CH)

Kế hoạch cải cách hành chính của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2023(26/04/2024 10:58 SA)

Báo cáo Kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2023(26/04/2024 10:48 SA)

CHÀO MỪNG 49 NĂM GIẢI PHÓNG TỈNH NINH THUẬN (16/4/1975-16/4/2024), GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG...(15/04/2024 3:30 CH)

Chào mừng Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tấm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến...(11/04/2024 9:36 SA)

62 người đang online
°