Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mới
Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Ninh Thuận là một trong những tỉnh thực hiện tốt về công tác xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
Ninh Thuận là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Toàn tỉnh có hơn 72 di tích lịch sử và danh lam. Trong đó có 02 di sản được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, 02 di sản quốc gia đặc biệt, 18 di tích quốc gia và 50 di tích cấp tỉnh. Tiêu biểu là các Lễ hội truyền thống với nhiều loại hình : Lễ hội Katê, lễ hội truyền thống... Ngoài ra ở các thôn xã trong tỉnh còn lưu giữ rất nhiều phong tục, tập quán, các trò chơi dân gian, các làng nghề truyền thống và nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số.
Xác định văn hóa giữ vai trò quan trọng, là mục tiêu và động lực của sự phát triển, vì thế trong quá trình xây dựng nông thôn mới ngành văn hóa luôn tích cực tham mưu thực hiện có hiệu quả các tiêu chí văn hóa nông thôn mới. Nhờ đó bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc ở lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể đã đạt được những kết quả nổi bật, những di tích được đầu tư trùng tu, tôn tạo đã trở thành sản phẩm văn hóa thu hút khách tham quan du lịch trong và ngoài tỉnh, làm cho diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Bên cạnh đó còn tổ chức thành công nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong phạm vi làng xã. Nhiều địa phương đã khôi phục các trò chơi dân gian, hát múa cổ truyền, các môn thể truyền thống như: bơi thúng, đẩy gậy, bắn nỏ, đàn Chapi, đánh Mã la…tạo nên sự đa dạng, phong phú trong các hoạt động lễ hội truyền thống cũng như việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cổ truyền tốt đẹp trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Phạm Thị Xuân Hương - TTVH tỉnh