Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận: Triển khai thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2020

Thực hiện Kế hoạch số 639/KH-UBND ngày 05/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2020. Ngày 11/3/2020, Sở Văn hóa thể thao và Du lịchNinh Thuận đã ban hành Kế hoạch số 32/KH-SVHTTDL về triển khai thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2020.

Theo đó, mục tiêu thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề ra trong năm 2020 là: duy trì và tăng cường công tác phối hợp với các Ban, ngành liên quan nhằm đảm bảo các quyền của trẻ em được thực hiện đầy đủ, kịp thời theo Công ước của Liên hiệp quốc và Luật trẻ em; chủ động phòng ngừa, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; hỗ trợ phục hồi, hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại có cơ hội phát triển; giảm thiểu tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống xâm hại và tai nạn đuối nước; huy động nguồn lực để triển khai đồng bộ các hoạt độngvề bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong năm 2020, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: phối hợp với các Sở, ngành, địa phương hướng dẫn, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí cho trẻ em;hướng dẫn thực hiện sự tham gia của trẻ em trong gia đình gắn với thực hiện xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất các sản phẩm văn hóa và việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ đảm bảo cho trẻ em được tiếp cận môi trường văn hóa lành mạnh.Tổ chức phổ cập bơi cho trẻ em nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng bơi phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em. Truyền thông tư vấn kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng sống cho trẻ; hướng dẫn vai trò, trách nhiệm của gia đình, cộng đồng trong việc triển khai các biện pháp phòng ngừa xâm hại trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước... nhất là trong dịp hè. Bên cạnh đó, lồng ghép thực hiện và nhân rộng phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em” gắn với cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới” đến từng địa bàn khu dân cư, gắn kết tiêu chí về thực hiện quyền trẻ em, quy định tiêu chuẩn, đánh giá công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với đánh giá nông thôn mới, đô thị văn minh.Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ nhân viên phụ trách các điểm vui chơi, giải trí có đầy đủ kỹ năng để hướng dẫn và tổ chức các hoạt động cho các em...

Trẻ em là tương lai của đất nước, là hạnh phúc của mỗi gia đình. Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho phát triển bền vững, cho nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em, tạo mọi điều kiện để thực hiện quyền trẻ em. Hiến pháp năm 2013 quy định “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Chính vì vậy, việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội./.

                                                          Phạm Thị Xuân Hương

(Phòng QLVHGĐ)