Công tác phục vụ thiếu nhi trong hệ thống thư viện công cộng tỉnh Ninh thuận và một số giải pháp nhằm tăng cường công tác phục vụ thiếu nhi trên địa bàn tỉnh

Đăng ngày 23 - 05 - 2021
Lượt xem: 285
100%

“cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai

Bạn đọc thiếu nhi thi vẽ tranh trên máy tính

 

Thực hiện lời dạy của Bác, trong nhiều thập kỷ qua, việc chăm lo, giáo dục toàn diện cho các em thiếu nhi luôn được Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội quan tâm đặc biệt. Trong sự quan tâm đó, việc xây dựng, duy trì, phát triển văn hóa đọc cho thiếu nhi là một nhiệm vụ quan trọng, có nhiều ý nghĩa trong việc xây dựng văn hóa, con người Việt Namđáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đề ra.Tổ chức cho các em đọc và đọc được nhiều sách báo, duy trì thường xuyên văn hóa đọc cho các em không chỉ giúp các em hiểu biết thêm kiến thức trong sách vở, mà còn giúp các em khám phá thế giới xung quanh, mở rộng chân trời mơ ước; đồng thời đọc sách còn giúp các em rèn luyện nhân cách và tư cách của người học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa; để các em biết được nhiều điều hay, lẽ phải, tránh xa những cạm bẫy, các tệ nạn xã hội trong xã hội.

Đối với tỉnh Ninh Thuận, trong những năm qua, các thư viện trong hệ thống thư viện công cộng từ cấp tỉnh đến cấp huyện và các phòng đọc sách cơ sở đã duy trì được việc phục vụ sách, báo và các hoạt động thư viện khác. Việc phục vụ bạn đọc ở hệ thống thư viện công cộng cũng đã thu hút được khá đông  bạn đọc ở lứa tuổi thiếu nhi. Theo số liệu thống kê hàng năm có đến trên 50% lượt bạn đọc đến các thư viện công cộng trên địa bàn tỉnh là bạn đọc thiếu nhi.

Bên cạnh việc phục vụ Thiếu nhi đọc sách, báo thì hệ thống thư viện công cộng, nhất là thư viện cấp tỉnh cũng có nhiều hoạt động đổi mới nhằm tăng sức thu hút đối với bạn đọc thiếu nhi đến với thư viện thông qua tổ chức các hoạt động trong dịp hè như: triển lãm sách thiếu nhi hè; tuyên truyền giới thiệu sách thiếu nhi; kể chuyện theo sách; vẽ tranh theo sách; đố vui tìm hiểu kiến thức của em; thi trắc nghiệm trên máy tính chủ đề về biển đảoViệt Nam, về mùa xuân, phong tục lễ hội các dân tộc Việt Nam, về sách và thư viện, về thế giới muôn loài, về bảo vệ môi trường, về phòng chống xâm hại trẻ em,...; vẽ tranh trên máy tính với chủ đề “Những trang sách yêu thương”, “Phòng chống xâm hại trẻ em”, “Môi trường xanh”, “An toàn giao thông”… tổ chức các lớp học làm đồ thủ công handmade, lớp học cờ vua căn bản, online... Trong đó, Hội thi Thiếu nhi kể chuyện theo sách hè hàng năm đã trở thành hoạt động thường niên của hệ thống thư viện công cộng trong tỉnh,thông qua đó nhằm phát động, nhân rộng phong trào đọc sách, báo trong thiếu nhi, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, đạo đức, lối sống, pháp luật và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, hình thành cho các em ý thức trách nhiệm trở thành con ngoan, trò giỏi, biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, phát huy tinh thần đoàn kết, tình yêu quê hương đất nước, yêu thương con người và biết sẻ chia, giúp đỡ mọi người xung quanh.Đây cũng là một trong những hoạt động thiết thực của thiếu nhi Ninh Thuận hưởng ứng phong trào “Đọc sách và học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại”.

Ngoài việc chú trọng công tác phục vụ tại chỗ, công tác phục vụ lưu động và luân chuyển sách, báo phục vụ đối tượng thiếu nhi cũng được thư viện các cấp quan tâm thực hiện. Hàng năm, có hàng chục lượt bản sách thiếu nhi đã được đưa về phục vụ tại gần 200 đơn vị cơ sở. Một số thư viện cấp huyện đã mở chuyên mục giới thiệu sách, kể chuyện sách thiếu nhi trên Đài truyền thanh các huyện, thành phố...

Dù hệ thống thư viện công cộng tỉnh Ninh Thuận nhiều năm qua đã có rất nhiều cố gắng trong công tác phục vụ đối tượng bạn đọc thiếu nhi, song so với mặt bằng chung của cả nước nói chung và khu vực nói riêng thì vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Ngoài thư viện cấp tỉnh có không gian riêng để phục vụ bạn đọc thiếu nhi,đối với các thư viện cấp huyện hầu như không có không gian riêng dành cho đối tượng bạn đọc này. Tài liệu phục vụ thiếu nhi ở các thư viện huyện còn rất thiếu, chưa đượcbổ sung thường xuyên tài liệu mới để thu hút bạn đọc thiếu nhi đến thư viện. Trang thiết bị phục vụ thiếu nhi còn thiếu nhiều; môi trường đọc cho các em chưa đúng theoyêu cầu. Việc chủ động đổi mới các phương thức hoạt động phục vụ và tuyên truyền giới thiệu sách cho thiếu nhi ở các thư viện cấp huyện, thành phố còn chậm và không thường xuyên...

Để tăng cường công tác phục vụ bạn đọc thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, thiết nghĩ cần quan tâm một số vấn đề như: Về công tác cán bộ, cần quan tâm đào tạo và đào tạo lại cán bộ thư viện phục vụ đối tượng bạn đọc thiếu nhi, nhất là đối với cán bộ thư viện cấp cơ sở; vì đây là đối tượng bạn đọc mang tính đặc thù, cán bộ phục vụ bạn đọc thiếu nhi ngoài việc am hiểu các kiến thức về tự nhiên, xã hội, về sách, về thư viện còn phải nắm bắt được tâm sinh lý, sở thích của từng bạn đọc và biết tổ chức các hoạt động tập thể,... để tạo sự thích thú đọc cho các em. Về xây dựng vốn tài liệu, cần đầu tư kinh phí bổ sung vốn tài liệu phong phú, đa dạng đủ đáp ứng nhu cầu đọc cho bạn đọc thiếu nhi ở mọi lứa tuổi khác nhau, kể cả lứa tuổi mẫu giáo; phấn đấu đến năm 2025, Thư viện tỉnh có ít nhất 60.000 bản sách và mỗi thư viện huyện có ít nhất 20.000 bản sách phục vụ đối tượng bạn đọc thiếu nhi. Về xây dựng phòng phục vụ bạn đọc thiếu nhi thư viện tỉnh theo hướng hiện đại,cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phù hợp với đặc thù, tâm sinh lý, lứa tuổi của các em, tạo ra một không gian, môi trường đọc lành mạnh, thân thiện. Các thư viện huyện cần bố trí không gian đọc giành riêng cho đối tượng bạn đọc thiếu nhi; đây sẽ được coi là trung tâm sinh hoạt đọc sách báo, học tập cộng đồng, sáng tạo, vui chơi, giải trí cho các em thiếu nhi trên địa bàn.Không ngừng đổi mới các phương thức phục vụ bạn đọc thiếu nhi trong hệ thống thư viện công cộng ở địa phương; tăng cường các dịch vụ phục vụ bạn đọc thiếu nhi như: phục vụ nghe nhìn, tra cứu trực tuyến, interrnet, phục vụ lưu động, tuyên truyền giới thiệu sách, triển lãm sách mới, sách chuyên đề, đổi mới có sáng tạo các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách, kể chuyện theo sách, điểm sách, vẽ tranh theo sách. Tăng cường công tác xã hội hóa công tác phục vụ Bạn đọc thiếu nhi nhằm huy động mọi nguồn lực của các cơ quan, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài tỉnh cho việc duy trì, phát triển văn hóa đọc cho thiếu nhi; phối hợp chặt chẽ với tổ chức đoàn thanh niên, ngành giáo dục và đào tạo của địa phương để  tổ chức tốt hoạt động đọc sách, báo cho thiếu nhi.

                                                           

            Phạm Thị Thơm

Tin liên quan

Tin mới nhất

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mới(08/01/2024 10:25 SA)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định về việc xếp hạng Di tích Kiến trúc...(10/11/2023 2:32 CH)

Ninh Thuận chuẩn bị tổ chức kỷ niệm 78 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam Ngày 23/11/1945 – 23/11/2023(10/11/2023 2:16 CH)

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành văn bản định hướng việc tổ chức lễ công bố, trao, đón...(22/05/2023 11:07 SA)

GIỚI THIỆU TIỂU SỬ ĐẠI TƯỚNG CHU HUY MÂN (28/03/2023 2:32 CH)

22 người đang online
°